IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1. IoT là gì? (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
1-1. Khái quát chung
- Ngày nay, các máy tính, cả Internet – hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào con người để có được thông tin. Gần như tất cả 50 Petabyte (1 Petabyte bằng 1.024 Terabyte) dữ liệu trên Internet được ghi lại và tạo ra bởi con người bằng cách gõ phím, nhấn nút ghi, chụp ảnh kỹ thuật số hoặc quét mã vạch.
- Vấn đề là con người chỉ có thời gian, sự tập trung, tính chính xác ở mức độ giới hạn. Nghĩa là con người không giỏi để nắm bắt dữ liệu về mọi thứ trong thế giới thực.
- Nếu chúng ta có máy tính có khả năng biết được mọi thứ, sử dụng dữ liệu chúng tự thu thập được mà không cần sự giúp đỡ của con người.
- Chúng ta có thể theo dõi và đếm mọi thứ giảm đáng kể sự lãng phí thời gian, tổn thất và cả chi phí.
- Chúng ta cũng biết được khi nào cần thay thế, sửa chữa, thu hồi lại mọi thứ và biết được trạng thái chính xác của chúng.
1-2. IoT (Internet of Things)
- IoT (Internet of Things) vạn vật kết nối hay internet vạn vật là khái niệm đã xuất hiện từ lâu, nhưng phải đến gần đây vấn đề này mới thực sự được nhiều người quan tâm.
- Internet vạn vật, hay mạng lưới vạn vật kết nối là một hệ thống tương quan giữa các thiết bị máy tính, máy móc thiết bị kĩ thuật số, các sự vật, động vật và cả con người. Với điều kiện chúng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt (Unique Identifiers – UIDs) và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc vào sự tương tác của con người với máy tính hay giữa con người với nhau. Từ đó mà con người dễ dàng thu thập, xử lý và truyền tải các dữ liệu thông tin.
2. Nguồn gốc của IoT (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
- Kelvin Ashton, người đồng sáng lập của Trung tâm Auto-ID tại MIT, lần đầu tiên nhắc đến khái niệm IoT trong buổi thuyết trình tại tập đoàn P&G (Procter & Gamble) vào năm 1999. Với mong muốn đem RFID (Radio frequency ID) một thiết bị nhận dạng qua tần số vô tuyến, nhận được sự quan tâm từ những người quản lí của tập đoàn.
- Ashton đã gọi phần thuyết trình của ông là “Internet of Things” như là một sự bắt kịp xu thế của thời điểm đó. Gershenferd – chuyên gia của MIT, trong cuốn sách có tên là “When Things Start to Think ” của ông vào năm 1999 mặc dù không đề cập chính xác về thuật ngữ IoT nhưng cũng cung cấp những định hướng rõ ràng về hướng phát triển của hệ thống này.
3. IoT và những giá trị mang lại (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
3-1. IoT với đời sống
- IoT được coi là chìa khóa thành công của con người trong tương lai gần. Nó tác động tích cực đến đời sống, công việc thông qua nhiều ứng dụng.
- Tự động hóa hệ thống nhà thông minh.
- Quản lý các thiết bị cá nhân bằng kết nối mạng.
- Mua sắm thông minh qua các phần mềm máy tính, điện thoại.
- Quản lý môi trường, chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Quản lý, lập kết hoạch công việc cho các doanh nghiệp, công ty
- Lập kế hoạch theo dõi sức khỏe từ xa.
- Hầu hết các ngành nghề hiện nay đều phát triển hơn, dựa trên sự kết nối linh hoạt của mạng lưới IoT. Bao gồm từ giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,…
3-2. IoT với doanh nghiệp (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
3-2-1. Cơ hội cho doanh nghiệp
- Internet of Things hiện nay đang là một giải pháp đầy sức mạnh cho sản xuất, việc ứng dụng IoT trong doanh nghiệp hiện đang mang những lợi ích vô cùng vượt trội.
- Cơ hội nhận được khi ứng dụng IoT trong doanh nghiệp rất thực tế. Có thể mọi người đều biết, sự kết nối đang định hình lại quá trình thiết kế sản phẩm.
- Kết nối IoT cho phép con người thu thập dữ liệu có thể sử dụng để dự đoán nhu cầu và làm ra các sản phẩm hiệu quả và chất lượng hơn. Mặt khác, đây cũng là cơ hội cho các công ty cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị, giúp mở rộng khả năng của họ trên thị trường.
- Theo nghiên cứu của Gartner Research, các sản phẩm và dịch vụ IoT sẽ tạo ra doanh thu gia tăng vượt 300 tỷ USD vào năm 2020. Giá trị kinh toàn cầu sẽ đạt 1900 tỷ USD thông qua việc bán tại các thị trường khác nhau.
3-2-2. Lợi ích của IoT
- Những thông tin ở trên đây là bằng chứng rõ ràng để nhận thấy tầm quan trọng cũng như tác động to lớn của ứng dụng IoT trong doanh nghiệp cũng như cuộc sống của con người trên thế giới hiện nay.
- Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và tận dụng phần lớn dữ liệu, tạo ra những thông tin hữu ích để cải thiện quy trình sản phẩm.
- Việc kết nối máy móc với cảm biến thông qua Internet cho phép các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp theo dõi sản xuất từ xa từ đó phát hiện những vấn đề trước khi gặp phải sự cố nghiêm trọng gây ra hiện tượng tắc nghẽn và thời gian chết của máy móc.
- Dữ liệu được sử dụng có thể áp dụng một cách chủ động và tự động bởi các máy móc nhằm cải thiện hiệu suất dòng sản phẩm, lập kế hoạch, tránh gián đoạn hoặc cho phép các nhà cung cấp đẩy mạnh việc cập nhật phần mềm để trực tiếp trang bị cho các thiết bị thông qua Internet.
Xem thêm:
4. Cách mạng công nghiệp 4.0 (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
4-1. Nguồn gốc hình thành
- Trong vài thập kỷ qua, cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đã nổi lên, còn gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây đến cập độ hoàn toàn mới, với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet of Things (IoT), quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực.
- Công nghiệp 4.0 cung cấp phương pháp tổng thể, liên kết và toàn diện hơn cho ngành sản xuất.
- Công nghiệp 4.0 kết nối sản xuất thực với kỹ thuật số và cho phép cộng tác tốt hơn, truy cập trên các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người.
- Công nghiệp 4.0 hỗ trợ các chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của hoạt động, đồng thời cho phép họ sử dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
4-2. Mô hình công nghiệp 4.0 và những lợi ích
4-2-1. Mô hình công nghiệp 4.0
- Công nghiệp 4.0 mở rộng ra toàn bộ chu kỳ vòng đời sản phẩm và chuỗi cung ứng thiết kế, bán hàng, kho hàng, lập lịch trình, chất lượng, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng và tại chỗ. Mọi người chia sẻ quan điểm hiểu biết, cập nhật, phù hợp về quy trình kinh doanh và sản xuất và phân tích đa dạng hơn và kịp thời hơn.
- Việc áp dụng mô hình công nghiệp 4.0 giúp bạn cạnh tranh hơn, đặc biệt trước những kẻ ngáng đường như Amazon. Khi các công ty như Amazon tiếp tục tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng và kho vận, bạn cần đầu tư vào công nghệ và các giải pháp giúp bạn cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của mình. Để duy trì tính cạnh tranh, bạn phải có các hệ thống và quy trình phù hợp để cho phép bạn cung cấp cùng một cấp độ dịch vụ (hoặc tốt hơn) cho khách hàng của bạn và các khách hàng mà họ có thể nhận được từ một công ty như Amazon.
- Mô hình này giúp bạn trở nên thu hút hơn đối với lực lượng lao động trẻ tuổi. Các công ty đầu tư vào công nghệ Công nghiệp 4.0 hiện đại, đổi mới sẽ dễ dàng thu hút và có được những lao động mới.
4-2-2. Lợi ích của mô hình công nghiệp 4.0
- Mô hình này giúp nhóm của bạn vững mạnh hơn và cộng tác hơn. Các công ty đầu tư vào giải pháp Công nghiệp 4.0 có thể tăng hiệu quả, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, cho phép phân tích dự đoán và chỉ định, đồng thời cho phép mọi người, bao gồm nhà điều hành, người quản lý và nhà lãnh đạo, tận dụng tốt hơn dữ liệu trong thời gian thực và trí thông minh để đưa ra những quyết định tốt hơn trong khi quản lý trách nhiệm hàng ngày của họ.
- Mô hình này cho phép bạn xác định các sự cố tiềm ẩn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Phân tích dự đoán, dữ liệu trong thời gian thực, máy kết nối Internet và tự động hóa có thể giúp bạn chủ động hơn khi xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về quản lý chuỗi cung ứng và bảo trì.
- Mô hình này cho phép bạn cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và thúc đẩy phát triển. Công nghệ Công nghiệp 4.0 giúp bạn quản lý và tối ưu hóa tất cả các khía cạnh của quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Mô hình này cho phép bạn truy cập vào thông tin chi tiết và dữ liệu trong thời gian thực để đưa ra những quyết định nhanh hơn, thông minh hơn về doanh nghiệp của bạn, những quyết định này có thể tăng hiệu quả và khả năng sinh lợi của toàn bộ hoạt động của bạn.
5. Tầm nhìn tương lai (IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0)
5-1. Hiện tại
- Giống như thời kỳ bùng nổ của mobile (các thiết bị thông tin liên lạc), thời kỳ IoT cũng cần phải được chuyển đổi thành các ứng dụng và sản phẩm cho các doanh nghiệp cho xã hội. Mỗi doanh nghiệp thường chọn chu kỳ 10 năm để thay đổi và cập nhật công nghệ của mình.
- Trong những năm vừa qua, các sản phẩm đều ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại thì tới thời điểm họ đang chuyển hướng cải thiện trải nghiệm trên mọi thiết bị xung quanh khách hàng của mình. Các bạn trẻ cần nắm được xu hướng này để chuẩn bị lại cho mình những hành trang trong tương lai.
- Để học và làm việc được trong lĩnh vực này, các bạn trẻ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức đa dạng từ phần mềm trên cloud, di động và những hiểu biết về điện tử. Nhưng quan trọng hơn hết các bạn phải có khả năng thực hành ứng dụng những công cụ, nền tảng rất sẵn có để giải quyết và xây dựng các sản phẩm IoT từ những việc đơn giản nhất.
5-2. Tầm nhìn tương lai
- Để nghiên cứu ra một sản phẩm IoT, ngoài việc sử dụng kiến thức cá nhân, các bạn trẻ còn cần kết hợp với rất nhiều những chuyên gia khác về cơ điện tử, sản xuất thiết bị, chất liệu sản phẩm… Chính vì thế, làm việc nhóm, tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này là vô cùng cần thiết cho một chuyên gia IoT trong tương lai.
- Hiện nay một số trường đại học đã và đang đưa IoT và đào tạo. Một số trường như Swinburne đã cho học sinh tiếp cận các bài học và thực hành đơn giản ngay từ năm thứ nhất của đại học. Việc ứng dụng IoT không chỉ đào tạo cho sinh viên công nghệ mà còn cả kinh doanh. Vì các nhà quản lý, kinh doanh, marketing sẽ là những người dùng chính của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Cuối cùng, để có thể vươn ra thế giới và được làm việc với những nguồn lực mạnh hơn từ các quốc gia phát triển, tiếng Anh là yếu tố tiên quyết, thế giới hiện nay đã rất phẳng và điều bạn cần làm là tận dụng triệt để lợi thế này.
- Địa Chỉ Hồ Chí Minh: 36/6 đường số 4, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa Chỉ Hà Nội: 41/M2, KĐT mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- DĐ: 0984868617
- Email: trivietautomation.info@gmail.com
- MST: 0316876097
- Website: www.triviettech.com.vn – www.sineedrive.vn
- Giờ làm việc: T2 – CN / 7:30 AM – 5:00 PM