Trong sản xuất bao bì nhựa chúng ta có bộ khử tĩnh điện(bộ xử lý tĩnh điện) để khử tĩnh điện trên bề mặt vật liệu. Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Bộ khử tĩnh điện là gì? cấu tạo, ứng dụng, nguyên lý hoạt động“. Triviettech cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, khách hàng cần hỗ trợ kĩ thuật liên hệ hotline 0984 868 617 . Xin chân thành cảm ơn!
1. Khái quát chung
- Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho tới khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
- Mộ điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao (có xu hướng cách điện hoặc cản trở dòng điện)
- Những ảnh hưởng của hiện tượng này rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày, vì hầu hết mọi người đều có thể cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy các tia lửa khi một điện tích thừa bị trung hòa khi ở gần vật dẫn lớn (ví dụ như dây nối đất)
Xem thêm:
2. Nguyên nhân gây ra tĩnh điện
- Vật chất được cấu thành từ các nguyên tử trung hòa về điện tích vì chúng chứa số lượng bằng nhau về điện tích dương, và điện tích âm. Hiện tượng tĩnh điện yêu cầu sự tách rời các điện tích dương và âm này. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tử sẽ di chuyển từ vật này qua vật kia, gây sự dư thừa điện tích dương trên một vật liệu. Và sự thừa điện tích âm ở bên còn lại. Khi các vật liệu được tách ra, sự mất cân bằng điện tích này vẫn được duy trì.
3. Tác hại của tĩnh điện và phương pháp chống tĩnh điện
3.1. Tác hại của tĩnh điện
- Các vật thể bị nhiễm tĩnh điện lớn sẽ tạo ra điện trường cực mạnh ở môi trường xung quanh. Điện trường này có tác hại về lâu dài với sức khỏe con người. Trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn. Ngoài ra, khi làm việc, phóng tĩnh điện lớn có thể giật người vận hành, gây tai nạn trong khi lao động.
3.2. Sử dụng thiết bị chống tĩnh điện
- Các nhà khoa học đã tạo ra các thiết bị chống tĩnh điện để chúng có thể khử được các ion bằng cách trung hòa những ion này. Một số thiết bị chống tĩnh điện như: Thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, dao khí, quạt thổi ion, bộ nạp tĩnh điện, vòng tay tĩnh điện, dây nối đất.
- Trong sản xuất bao bì nhựa chúng ta có bộ khử tĩnh điện(bộ xử lý tĩnh điện) để khử tĩnh điện trên bề mặt vật liệu
4. Thông số bộ khử tĩnh điện
- Tên sản phẩm: Bộ khử tĩnh điện 15kV, 16kV, 18kV (Bộ xử lý tĩnh điện)
- Điện áp nguồn cấp: AC 220V (180 – 260VAC) 50/60Hz
- Công suất bộ khử tĩnh điện: 200W(15kV), 250W(16kV), 300W(18kV)
- Kích thước: 205x130x140(15kV) 220x150x160(16kV & 18kV)
- Điện áp đầu ra: 15kV, 16kV, 18kV
- Trọng lượng: 2.8kg(15kV), 6kg(16kV, 18kV)
- Nhiệt độ làm việc: -10 – 40ºC
- Độ ẩm môi trường: ≤80RH
- Chế độ làm việc: Liên tục
- Cảnh báo lắp đặt: Chú ý nối đất máy móc thiết bị để tránh gây hư hỏng bộ khử tĩnh điện!
5. Nguyên lý hoạt động bộ khử tĩnh điện
- Bộ khử có hiệu suất ổn định, đáng tin cậy, công suất đầu ra không đổi
- Máy biến áp trong bộ khử tĩnh điện sử dụng loại biến áp khuếch tán dầu được cải tiến tốt hơn trên các sản phẩm khác trên thị trường sử dụng epoxy. Cấu tạo máy biến áp epoxy đúc bằng nhựa và dung dịch kiềm dễ bị đoản mạch hoạt động với độ tin cậy không cao.
- Bộ khử HW có thể phóng điện trong thời gian dài
- Một số lượng lớn ion dương và âm được tạo ra xung quanh cây khử tĩnh điện, khi vật liệu đi qua vùng tĩnh điện phản ứng trung hòa điện tích trên bề mặt vật liệu được kích hoạt. Từ đó sẽ trung hòa và loại bỏ hoàn toàn tĩnh điện trên vật liệu.
6. Lưu ý và hướng dẫn vận hành
6.1. Hướng dẫn kiểm tra bộ khử tĩnh điện
- Cấp nguồn bộ khử và bật công tắc nguồn. Sử dụng tuốc nơ vít (tay cầm phải được cách điện tốt) phần kim loại dựa vào khung nhôm và từ từ tiếp cận kim phóng điện sẽ xuất hiện hồ quang. Nếu hồ quang xuất hiện mạnh chứng tỏ việc lắp đặt đã đúng. Hồ quang càng mạnh thì hiệu quả làm việc càng tốt. Chú ý an toàn khi kiểm tra và vận hành thiết bị.
6.2. Lưu ý khi lắp đặt vận hành
- Nguồn cấp bộ khử là 220V tránh cấp nhầm điện áp gây hư hỏng
- Khi sử dụng nên đảm bảo phần đầu ra bộ xử lý được kết nối chắc chắn với cây xử lý, và nối đất để tránh hư hỏng thiết bị
- Đầu nối của cây xử lý tĩnh điện phải được kết nối chắc chắn với kim phóng và nối đất
- Kim phóng điện phải được đặt vuông góc với bề mặt vật liệu để đảm bảo hiệu suất khử tĩnh điện tốt nhất.
- Khi bộ khử tĩnh điện đang hoạt động người vận hành không được chạm hoặc lại gần kim phóng điện và đầu ra cao áp.
- Trong quá trình vệ sinh bảo trì phải ngắt nguồn điện để tránh giật điện
- Cần thường xuyên cọ rửa kim phóng bằng xăng để đảm bảo hiệu quả làm việc
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy hồ quang yếu thì nên thay thế bộ khử tĩnh điện để đảm bảo hiệu suất tốt nhất
7. Liên hệ bộ khử tĩnh điện
Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá bộ khử tĩnh điện, thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!
- Địa Chỉ Hồ Chí Minh: 36/6 đường số 4, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa Chỉ Hà Nội: 41/M2, KĐT mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- DĐ: 0984868617
- Email: trivietautomation.info@gmail.com
- MST: 0316876097
- Website: www.triviettech.com.vn – www.sineedrive.vn
- Giờ làm việc: T2 – CN / 7:30 AM – 5:00 PM