Ly hợp điện từ là gì cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Đánh giá

Ly hợp điện từ là gì cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Ly hợp điện từ là gì?

  • Việc kết nối, ngắt kết nối các trục đồng trục với nhau để truyền lực và momen xoắn từ trục này sang trục khác để cho cơ cấu máy móc hoạt động chúng ta thường dùng khớp ly hợp. Có một loại khớp ly hợp có thể điều khiển từ xa, dễ dàng, rất thuận tiện cho việc kết nối và ngắt kết nối khi không cần thiết đó là khớp ly hợp điện từ
  • Khớp ly hợp điện từ là cơ cấu giúp quá trình truyền lực từ trục này qua trục kia bằng lực điện từ. Khớp ly hợp điện từ được sử dụng nhiều trong tự động hóa và điều khiển từ xa để điều khiển trục dẫn.

2. Phân loại ly hợp từ

  • Khớp ly hợp điện từ kiểu ma sát.
  • Khớp ly hợp điện từ kiểu bám.
  • Khớp ly hợp điện từ kiểu từ trễ.

2.1. Khớp ly hợp điện từ kiểu ma sát

  • Momen được truyền từ trục dẫn sang trục bị dẫn nhờ các đĩa ma sát khi chúng bị ép chặt vào nhau. Ly và hợp được điều khiển bàng cách “đóng”, “ngắt” dòng điện cấp cho cuộn dâu nam châm điện.
  • Nhược điểm của loại ly hợp này là không điều chỉnh được tốc độ trục bị dẫn vì nếu giảm lực điện tù thì đĩa sẽ trượt dài phá hỏng bề mặt ma sát.

2.2. Khớp ly hợp điện từ kiểu bám

  • Moment truyền lực nhờ lực bám giữa hai mặt quay của trục dẫn và trục bị dẫn có trộn bột than và bột săt, dầu nhờn để giảm ma sát. Khi có từ trường do cuộn dây sinh ra  lớp bột này sẽ trở nên “cứng” và “nối” hai mặt quay của trục dẫn. Khi không có dòng bột sẽ chuyển trạng thái về dạng lỏng trượt ( cho phép điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi dòng điện của cuộn dây nam châm điện). nếu momen cản của trục bị dẫn lớn dẫn đến trượt so với trục dẫn nhưng không sợ làm hỏng mặt quay.

3. Cấu tạo khớp ly hợp từ

4. Nguyên lý hoạt động khớp ly hợp từ

4.1. Khớp ly hợp từ kiểu ma sát

  • Do được gắn trực tiếp với trục của động cơ, nên khi động cơ hoạt động sẽ kéo đĩa quay phần ứng trên ly hợp quay theo.
  • Khi cấp điện
    • Nam châm điện hoạt động, từ trường được sinh ra và tạo lực hút mạnh tác động lên đĩa quay trên phần ứng.
    • Lực ma sát giữa bề mặt rotor và đĩa quay kết hợp với lực từ trường làm đĩa quay dính chặt và kéo phần ứng quay theo chiều của rotor với cùng momen xoắn, không thay đổi được tốc đọ quay của trục bị dẫn.
    • Momen xoắn thông qua phần ứng được truyền tới bộ phận truyền động và máy móc chuyển sang trạng thái hoạt động bình thường.
    • Khoảng hở lúc này bằng 0
  • Khi ngắt điện
    • Nam châm điện không hoạt động
    • Rotor  không quay do khoảng hở được duy trì
    • Bộ phận truyền động của máy ở trạng thái đứng yên và không hoạt động, mặc cho đĩa quay phần ứng của ly hợp đang quay liên tục
    • Khi chuyển từ trang thái hoạt động sang ngừng hoạt động, phần ứng được trang bị cơ chế hồi (thường là sử dụng lò xo) giúp kéo đĩa quay về vị trí ban đầu.

4.2. Khớp ly hợp từ kiểu bám

  • Do được gắn với trục động cơ nên khi động cơ hoạt động thì trục dẫn và tang trống cũng hoạt động theo trục động cơ.
  • Khi cấp điện
    • Từ trường của nam châm điện sinh ra làm cho mạt sắt và bột than trong tang trống được hút lại cứng và bám chặt vào mạch từ, mạch từ và cuộn dây được gắn với trục bị dẫn, lúc này trục dẫn và trục bị dẫn được kết nối với nhau bởi lực từ hút  mạt sắt, lớp bột này sẽ trở nên “cứng” và “nối” hai mặt quay của trục dẫn và trục bị dẫn ( cho phép điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi dòng điện của cuộn dây nam châm điện). nếu momen cản của trục bị dẫn lớn dẫn đến trượt so với trục dẫn nhưng không sợ làm hỏng mặt quay.
  • Khi ngắt điện
    •  Bột từ sẽ chuyển trạng thái về dạng lỏng trượt.

5. Ứng dụng ly hợp từ

  • Ly hợp điện từ được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.
  • Trong ngành sản xuất ô tô
  • Trong ngành cơ khí chế tạo
  • Trong ngành công nghiệp hàng không
  • Trong ngành công nghiệp giao thông vận tải

6. Liên hệ (Ly hợp điện từ là gì cấu tạo và nguyên lý hoạt động)

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!