Khái niệm cấu tạo nguyên lý hoạt động máy phát điện
1. Khái niệm chung (Khái niệm cấu tạo nguyên lý hoạt động máy phát điện)
- Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.
Xem thêm :
2. Cấu tạo máy phát điện
- Máy phát điện gồm những bộ phận chính sau đây :
- Động cơ
- Đầu phát
- Hệ thống nhiên liệu
- Ổn áp
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống xả thải
2.1. Động cơ chính
- Đây là bộ phận quan trọng nhất, là nguồn năng lượng cơ học đầu vào. Kích thước và công suất của động cơ cũng tỷ lệ với công suất và kích thước của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu thường là dầu diesel, xăng, propan hoặc là khí thiên nhiên.
- Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu diesel, propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra có một số máy dùng nguồn nhiên liệu kép là nhiên liệu diesel và khí đốt.
2.2. Đầu phát điện
- Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các bộ phận động, chúng có chức năng sản xuất điện từ nguồn năng lượng cơ học được cung cấp. Các phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện, do đó tạo ra dòng điện.
- Stator: là phần tĩnh, gồm một tập hợp các dây dẫn điện cuốn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
- Rotor: là phần động tạo ra từ trường quay.
2.3. Hệ thống cấp nhiên liệu
- Hệ thống nhiên liệu sẽ gồm bình nhiên liệu, hệ thống ống nối, bơm nhiên liệu, và kim phim,…
- Bình nhiên liệu là nơi chứa nhiên liệu chạy của động cơ. Dung tích của bình có thể cung cấp nhiên liệu cho máy hoạt động liên tục từ 6 – 8 giờ. Đối với máy phát điện dân dụng thì bình nhiên liệu được gắn trên máy. Còn với máy công nghiệp thì cần có thêm bình chứa nhiên liệu ở bên ngoài.
- Ống nối dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu vào động cơ. Ống thông gió bình nhiên liệu giúp ngăn chặn sự gia tăng áp lực trong quá trình bơm. Nhiên liệu từ bể chính sẽ được bơm nhiên liệu đưa vào các bể chứa trong ngày. Bình lọc nhiên liệu sẽ tách nước và các vật thể lạ trong nhiên liệu. Kim phun có nhiệm vụ phun chất lỏng dưới dạng sương.
2.4. Bộ ổn áp
- Là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy.
- AVR (viết tắt của Automatic Voltage Regulator) : là hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện. Thông qua tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép. AVR còn có chức năng giới hạn tỷ số điện áp, điều khiển công suất vô công và bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây.
2.5. Hệ thống làm mát
- Làm mát máy bằng quạt gió hoặc nước.
- Thông thường, Hydrogen được dùng để làm mát vì tính hấp thụ nhiệt tốt.
2.6. Hệ thống bôi trơn
- Động cơ sẽ hoạt động tốt hơn nhờ hệ thống bôi trơn thiết lập trong máy. Động cơ của máy phát sẽ được bôi trơn bằng dầu nhớt được lưu trữ sẵn trong một máy bơm.
- Sau khi máy hoạt động 8 giờ, cần phải kiểm tra mức dầu để ngăn ngừa rò rỉ dầu. Thay dầu sau 500 giờ sử dụng.
2.7. Hệ thống xả thải
- Khí thải thoát ra từ máy phát điện trong quá trình hoạt động sẽ đi qua ống xả thải được làm bằng thép, gang hoặc sắt rèn, gắn liền với động cơ và xả khí thải ra ngoài trời mà không có kết nối với bất kỳ thiết bị nào khác.
3. Nguyên lý hoạt đông của máy phát điện
- Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ chung đều dựa theo nguyên tắc cảm ứng điện từ. Nghĩa là khi hoạt động tác động khiến nam châm hay cuộn dây quay tròn. Khi đó nó sẽ sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Một khi hiện tượng tăng giảm ấy xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng xuất hiện. Không những thế dòng điện ấy cũng luân phiên đổi chiều.
- Bên cạnh nguyên tắc cảm ứng điện từ máy phát điện còn hoạt động dựa vào các định luật khác. Đó là các định luật liên quan đến lực từ trường khi tác dụng lên dòng điện.
4. Phân loại máy phát điện
- Phân loại theo nhiên liệu sử dụng: phổ biến nhất là máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu. Ngoài ra còn một số máy phát dùng gas hoặc các loại khí đốt khác
- Phân loại theo pha: máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha. Máy phát điện 1 pha thường dùng trong sinh hoạt cho các gia đình, máy phát điện 3 pha thường dùng cho sản xuất và công nghiệp.
- Phân loại theo động cơ: máy phát điện 2 thì và máy phát điện 4 thì. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là máy 4 thì, các loại máy 2 thì thường là máy mini có công suất từ 1kw trở xuống.
- Phân loại theo công suất và mục đích sử dụng: máy phát điện dân dụng và máy phát điện công nghiệp. Máy từ 10kw trở lên có thể gọi là máy công nghiệp, thường dùng cho các dự án, các tòa nhà cao tầng hoặc dùng trong sản xuất. Máy từ 10kw trở xuống thường gọi là máy dân dụng, được dùng trong các gia đình, công ty.
5. Liên hệ
Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!
- Địa Chỉ Hồ Chí Minh: 36/6 đường số 4, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa Chỉ Hà Nội: 41/M2, KĐT mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- DĐ: 0984868617
- Email: trivietautomation.info@gmail.com
- MST: 0316876097
- Website: www.triviettech.com.vn – www.sineedrive.vn
- Giờ làm việc: T2 – CN / 7:30 AM – 5:00 PM