Ngõ vào ra tín hiệu số và analog của PLC

Đánh giá

Ngõ vào ra tín hiệu số và analog của PLC

1. Ngõ vào, ra tín hiệu số

  • Hầu hết các loại PLC hiện nay thường có 2 dạng đấu dây ngõ vào số là dạng SINKING hoặc SOURCING. Sự khác nhau cơ bản của 2 kiểu này là chân chung được nối nguồn 0V hay nguồn +24V.
  • Khi sử dụng một số loại cảm biến ngõ ra cực thu hở thì các bạn có thể tận dụng nguồn 24V trên PLC để đấu dây tín hiệu cho cảm biến, sơ đồ đấu dây của loại này bạn phải xem xét dựa trên sơ đầu của thiết bị cảm biến.
  • Để đấu dây chính xác có tín hiệu ngõ vào thì bắt buộc các bạn phải tham khảo sơ đồ điều khiển của nhà sản xuất để biết được cách đấu dây. Đa số các loại PLC hiện nay đều sử dụng nguồn 24VDC để sử dụng cho việc đấu ngõ vào nên bạn tránh sử dụng nguồn AC 220VAC để cấp có thể gây hư hỏng cho PLC.

2. Các dạng ngõ ra của PLC

2.1. Ngõ ra relay

  • Ngõ ra dạng này mình có thể tùy chọn để điều khiển cả thiết bị 24VDC và 220VAC với dòng ngõ ra thiết bị điều khiển khoảng vài ampe.

2.2. Ngõ ra transistor

  • Ngõ ra dạng này khi điều khiển thiết bị các bạn cũng phải xem sơ đồ của từng loại PLC để đấu dây theo kiểu cực Sinking hay Sourcing
  • Đối với dạng ngõ ra transistor sẽ có tần số đóng ngắt cao hơn so với ngõ ra relay( ngõ ra relay có tần số đóng cắt khoảng dưới 1Hz là tối đa), với một số ngõ ra cần tần số đóng cắt cao như để điều khiển servo thì plc có thể được tích hợp ngõ ra transistor có tần số đóng ngắt từ 100-200Hz.
  • Để đấu dây ngõ ra một số PLC dạng relay hay transistor thì các bạn cũng cần phải xem chi tiết sơ đồ bên trong của plc để đấu dây cho đúng. Đặt biết đối với loại ngõ ra transistor cực thu hở nếu không gắn tải ở ngõ ra có thể làm hư hỏng chân này.

3. Ngõ ra analog của PLC

3.1. Khái quát chung

  • Trong quá trình lập trình cho PLC ta thường phải thu thập dữ liệu analog từ những tín hiệu dòng điện hay điện áp do cảm biến hoặc thiết bị khác đưa về. Những giá trị này thường được gọi là analog. Chính vì vậy mà trên PLC hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đều tích hợp ngõ vào ra analog cho PLC.
  • Hiện nay trên PLC tích hợp 2 dạng ngõ vào ra analog phổ biến như sau :
    • 0-10V: đọc điện áp analog từ 0-10V.
    • 4-20mA: đọc dòng điện 4-20 ma.
  • Dạng tín hiệu 4-20mA được sử dụng trong thực tế nhiều hơn nhờ khả năng truyền tải đi xa mà tín hiệu vẫn không bị suy yếu, còn dạng 0-10V nếu truyền tải xa sẽ bị suy yếu do sụt áp trên đường dây.

3.2. Chú ý khi sử dụng ngõ analog

  • Ngõ vào ra analog trên PLC thường có 2 dây bao gồm GND và dây tín hiệu hoặc 3 dây (2 chân nguồn 1 chân tín hiệu). Bạn cần phải tham khảo thật kỹ tài liệu của nhà sản xuất để đấu cho đúng chân này. Tuyệt đối không được cấp điện áp hoặc ampe quá lớn các chân này ví dụ như cấp nguồn 24VDC hoặc 220VAC vào trực tiếp các chân này sẽ gây hư hỏng cho đầu nhận xuất analog và gây hư hỏng cho cả thiết bị cảm biến và PLC.
  • Trong quá trình lập trình cần chú ý đến giá trị Gain và Offset trong lập trình để tinh chỉnh tín hiệu analog

3.2. Ứng dụng phổ biến tín hiệu analog

(Ngõ vào ra tín hiệu số và analog của PLC)

  • Việc sử dụng ngõ vào ra analog trên PLC dùng để điều khiển và giám sát tốc độ giữa PLC và biến tần cùng mộ số thiết bị khác… Trong ứng dụng PLC điều khiển tần số biến tần, PLC sẽ xuất ngõ ra analog làm tần số tham chiếu cho biến tần, sau đó biến tần xuất tín hiệu analog cho PLC để PLC giám sát dòng điện trên biến tần để có thể theo dõi và chuẩn đoán quá trình hoạt động của động cơ.
  • Sử dụng ngõ vào analog ta cũng có thể dễ dàng kết nối để đọc giá trị từ một số loại cảm biến analog như cảm biến siêu âm, laser, hồng ngoại đo khoảng cách, kết nối với đầu điều khiển nhiệt độ, bộ chuyển đối đầu cân loadcell có ngõ ra analog.

4. Liên hệ

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!