Phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha

Đánh giá

Phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha

1. Khởi động trực tiếp 

Xem thêm :

  • Đóng cầu dao CD nối trực tiếp dây quấn stator vào lưới, động cơ quay.
  • Ưu điểm :
    • Thiết bị khởi động đơn giản.
    • Mômen khởi động Mk lớn
    • Thời gian khởi động tk nhỏ
  • Nhược điểm :
    • Dòng khởi động Ik lớn làm ảnh hưởng đến các phụ tải khác.
    • Phương pháp này dùng cho những động cơ công suất nhỏ và công suất của nguồn lớn hơn nhiều lần công suất động cơ.

2. Khởi động bằng cách giảm điện áp đặt vào dây quấn stator

2.1. Khởi động dùng cuộn kháng mắc nối tiếp vào mạch stator

  • Sơ đồ: Các cầu dao CD1 và CD2, cuộn điện kháng CK.
  • Nguyên lý hoạt động :
    • Khi khởi động: CD2 mở, CD1 đóng, stator nối vào lưới điện qua điện kháng CK.
    • Khi động cơ quay ổn định: đóng CD2, ngắn mạch điện kháng CK, stato nối trực tiếp vào lưới.

  • Do tính chất momen tỉ lệ bình phương điện áp cấp vào động cơ, thường chúng ta chọn các cấp giảm áp : 80%, 64%, và 50% cho động cơ .Tương ứng với các cấp giảm áp này , momen mở máy chỉ còn khoảng 65%, 50%, và 25% giá trị momen mở máy khi cấp nguồn trực tiếp.

2.2. Khởi động dùng máy biến áp tự ngẫu

  • Sơ đồ: Các cầu dao CD1, CD2, CD3, biến áp tự ngẫu TN.
  • Nguyên lý hoạt động :
    • Khi khởi động: cắt CD2, đóng CD3, MBA TN để ở vị trí điện áp đặt vào động cơ khoảng (0.6÷0,8)Uđm, đóng CD1 để nối stator vào lưới điện thông qua MBA TN.
    • Khi động cơ quay ổn định: cắt CD3, đóng CD2 để ngắn mạch MBA TN, nối trực tiếp dây quấn stato vào lưới.
  • Tương tự trường hợp đã nêu trong các danh mục trên , máy biến áp giảm áp được bố trí nhiều cấp điện áp ra tương ứng với các mức 80%, 64% và 50% giá trị momen mở máy trực tiếp chỉ còn khoảng 65%, 50%, 25% giá trị momen mở máy trực tiếp.

2.3. Khởi động bằng cách đổi nối Y → Δ

  • Sơ đồ: Các cầu dao CD1, CD2, cầu dao đảo chiều CD
  • Phương pháp này chỉ dùng cho động cơ lúc máy làm việc bình thường nối Δ, khi khởi động nối Y, sau khi tốc độ quay gần ổn định chuyển về nối Δ để làm việc.
  • Giảm dòng khởi động động cơ trong quá trình khởi động, đây là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

3. Khởi động sử dụng biến tần

3.1. Nguyên lý hoạt động

  • Nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz)
  • Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong hệ tụ điện. Thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT  hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.

3.2. Lợi ích sử dụng biến tần

  • Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
  • Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
  • Tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp..
  • Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.

Trên đây là một số phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha!

4. Liên hệ

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá biến tần hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Trang Web này sử dụng Cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt Web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang Web này, bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi.