HMI là gì?

Đánh giá

HMI là gì?

1. HMI là gì?

  • HMI là từ viết tắt của Human Machine Interface, nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì đó là một HMI.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động HMI (HMI là gì?)

2-1. Cấu tạo

  • Màn hình LCD
  • Tấm cảm ứng
  • bàn phím(tùy loại)
  • CPU
  • Bộ nhớ chương trình : ROM, RAM, EEPROM…
  • Các cổng kết nối : RS232, RS485, USB, Ethernet…
  • Phần mềm lập trình

2-2. Nguyên lý hoạt động HMI

  • HMI là giao diện vận hành giữa người và máy thông qua PLC, chúng được kết nối với nhau bằng cáp tín hiệu.
  • Khi người vận hành tác động nhấn nút trên màn hình hoặc cài đặt thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC, PLC điều khiển máy móc dây chuyền hoạt động.
    Ngược lại, hệ thống máy móc dây chuyền có thể gửi trạng thái hoạt động hoặc thông số hiện tại lên màn hình HMI thông qua PLC giúp cho con người thực hiện quá trình giám sát và điều khiển.

Xem thêm :

3. Ứng dụng của HMI (HMI là gì?)

3-1. Ưu điểm HMI

  • Hiển thị nhanh, chính xác thông tin điều khiển giám sát.
  • Tính tùy biến cao cho phép người lập trình lập trình thay đổi giao diện.
  • Đơn giản dễ vẫn hành, mở rộng và sửa chữa.
  • Có khả năng kết nối với nhiều thiết bị, mang đến sự tiện lợi trong quá trình thiết lập.
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu tốt.

3-2. Ứng dụng

  • HMI luôn là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển giám sát SCADA.
  • Đóng vai trò quan trong trong việc tối ưu hóa các hệ thống điều khiển giám sát từ quy mô nhỏ đến lớn.
  • Giúp quá trình vận hành sửa chữa hệ thống nhanh đơn giản hơn.

4. Lưu ý khi chọn HMI cho hệ thống (HMI là gì?)

  • Lựa chọn kích thước màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ…).
  • Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
  • Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
  • Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.
  • Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng ( Model), thiết bị kết nối ( PLC ), chuẩn giao thức…
  • Xây dựng các trang màn hình screen.
  • Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
  • Viết các chương trình script (tùy chọn).
  • Mô phỏng và sửa chữa chương trình.
  • Nạp chương trình xuống HMI.